Âm vị học Tiếng Hachijō

Giống tiếng Nhật chuẩn, âm tiết tiếng Hachijō có cấu trúc (C)(j)V(C): mỗi âm tiết nhất thiết phải có lõi nguyên âm V, còn phụ âm đầu, âm lướt /j/, phụ âm cuối /N/ hay /Q/ thì có thể có hoặc không. /Q/ chỉ có thể hiện diện ở giữa từ, lõi âm tiết V có thể là nguyên âm ngắn, nguyên âm dài hay nguyên âm đôi.

Âm lướt giữa âm tiết /j/ thể hiện sự vòm hoá phụ âm đứng trước nó, điều này làm thay đổi vị trí hay cách thức phát âm của một số phụ âm so với lúc chưa vòm hoá. Như trong tiếng Nhật, ta có thể phân tích sự thay đổi này là sự phân biệt giữa phụ âm vòm hoá và phi vòm hoá về mặt âm vị.[12] Tuy vậy, theo góc nhìn liên phương ngữ và về hình thái học, có thể dễ dàng hơn nếu xem phụ âm vòm hoá là cụm C + /j/, như trong bài viết này, theo nghiên cứu của Kaneda (2001).[13] Hơn nữa, khi một phụ âm đứng trước nguyên âm đơn /i/ hay nguyên âm đôi bắt đầu bằng /i/ thì nó cũng được vòm hoá như thể /j/ có hiện diện vậy.

Tiếng Hachijō có thể được viết bằng kana tiếng Nhật hay bằng chữ Latinh. Kiểu chữ Latinh trong bài này lấy theo Kaneda (2001),[13] nhưng thay dấu nguyên âm dài ⟨ː⟩ bằng việc gấp đôi ký tự nguyên âm.

Nguyên âm

Tất cả dạng tiếng Hachijō có năm nguyên âm đơn ngắn sau:

Nguyên âm ngắn tiếng Hachijō
 TrướcGiữaSau
Đóngiu
Vừaeo
Mởa

Nguyên âm dài và nguyên âm đôi tiếng Hachijō biến thiên tuỳ theo phương ngữ. Tuy vậy, sự đối ứng giữa phương ngữ là tương đối rõ ràng:[14][15]

Sự đối ứng nguyên âm dài và nguyên âm đôi
Bài viết nàyiiuuaaeeeiooou
Kashitateiiuuaaia~jaa[lower-alpha 1]ɪɪ~eeʊʊ~oo
Nakanogōiiuuaaea~jaa[lower-alpha 2]eeoo
Sueyoshiiiuuaaeeiiaaoo
Mitsuneiiuuaaee~ei[lower-alpha 3]eioo~ou[lower-alpha 3]ou
Ōkagōiiuuaaeeeeoooo
Toriuchiiiuuaaeeeeoooo
Utsukiiiuuaaeeɐiooɐu
Aogashimaiiuuaaeeei~eeooɔu
  1. Làm vòm hoá do /i/~/j/.[16]
  2. Biến thiên tuỳ theo người nói, từ vựng. Khi là jaa thì gây vòm hoá, khi là ea thì không.[17]
  3. 1 2 Mỗi nghiên cứu có ý kiến khác nhau về việc người nói phương ngữ Mitsune có phân biệt /ee/ với /ei/ và /oo/ với /ou/ hay không. Kaneda (2001) cho rằng người nói có phân biệt, còn NINJAL (1950) thì chỉ liệt kê /ei/ và /ou/ đối với phương ngữ Mitsune.[18][15]

Phụ âm

Tiếng Hachijō có thệ thống phụ âm tương tự tiếng Nhật. Phần lớn phụ âm có thể đi với 5 nguyên âm và âm lướt /j/.[13]

Âm vị phụ âm tiếng Hachijō
Đôi môiĐầu lưỡi[lower-alpha 1]Ngạc mềmThanh quản
Mũim   mn   n
Tắc /
Tắc xát
vô thanhp   pt   t[lower-alpha 2]c   t͡sk   k
hữu thanhb   b[lower-alpha 3]d   d[lower-alpha 2]z   d͡zg   ɡ
Xáts   s[lower-alpha 4][lower-alpha 5]h   h[lower-alpha 6][lower-alpha 7]
Vỗr   ɾ[lower-alpha 8]
Tiếp cậnw   wj   j[lower-alpha 9]
Mora đặc biệtN   /N/,[lower-alpha 10]   q   /Q/[lower-alpha 11]
  1. Khi vòm hoá, các phụ âm đầu lưỡi n, t, d, c, z, s đổi vị trí phát âm từ chân răng sang vòm. Các âm tắc cũng trở thành âm tắc xát xuýt. Thay đổi thứ hai được thể hiện trong cách ký âm của Kaneda, với cj [t͡ɕ] và zj [d͡ʑ] thay cho tj và dj, v.v.[19][13]
  2. 1 2 Khi đứng trước nguyên âm sau đóng u /u/, t /t/ và d /d/ tắc xát hoá, hợp nhất vào lần lượt cu /t͡su/ và zu /d͡zu/.[20][13]
  3. Trong phương ngữ Utsuki, b /b/ ở giữa hai nguyên âm có tha âm [β].[21]
  4. Âm vị s /s/ đã mất đi trong phương ngữ Utsuki, hợp nhất vào c /t͡s/.[22][23]
  5. Khi s /s/ đứng sau phụ âm gấp đôi q, âm [t] chêm vào làm nó trở thành âm tắc xát [t͡s], kết quả là nó hợp nhất với qc [tt͡s].[24]
  6. Khi h /h/ đứng trước nguyên âm sau đóng /u/, nó trở thành âm xát đôi môi [ɸ], còn khi được vòm hoá, nó là âm vòm [ç].[25]
  7. Âm vị h trở thành p /p/ khi đứng sau phụ âm gấp đôi q, chẳng hạn, oq- (tiền tố nhấn mạnh) + hesowa "đẩy" → oqpesowa.[26]
  8. Âm vị r /ɾ/ đã mất đi trong phương ngữ Utsuki, hợp nhất vào j /j/ hay biến mất, tuỳ vào môi trường ngữ âm.[27]
  9. Như đã nói ở trên, phụ âm vòm hoá có thể được phân tích thành cụm phụ âm + /j/. Khi là phụ âm, /j/ không thể được vòm hoá (do nó đã là âm vòm sẵn rồi).[13]
  10. Âm vị N hiện diện ở đuôi âm tiết. Giá trị ngữ âm cuối từ là [ŋ], nhưng khi đứng trước một âm mũi hay âm chặn ở giữa từ, vị trí phát âm của N đồng hoá vào vị trí phát âm của phụ âm kia.[28]
  11. Âm vị q /Q/ thể hiện sự gấp đôi phụ âm đứng sau nó, ứng với điều mà kí tự hiragana ("つ nhỏ") làm trong tiếng Nhật. Tuy nhiên, khác với trong tiếng Nhật chuẩn, q không chỉ đứng trước âm chặn vô thanh mà còn đứng trước cả âm chặn hữu thanh.[29]

Giống mọi ngôn ngữ Nhật Bản, tiếng Hachijō có một hiện tượng biến đổi hình thái âm vị học gọi là rendaku, khi mà âm chặn vô thanh đầu từ trở nên hữu thanh trong từ ghép. Rendaku trong tiếng Hachijō như sau:

Chưa qua rendakuphtcsk
Qua Rendakubdzg